Nằm ngay dưới chân cầu Trường Tiền, nhìn ra sông Hương, bốn phía tiếp giáp với 4 con đường Lê Lợi, Hùng Vương, Trương Định và Hoàng Hoa Thám, khách sạn Morin, xây dựng năm 1901, được coi là ông tổ nghề khách sạn tại Huế.

Photobucket


Vị trí của khách sạn Morin được tác giả Jean Despierres miêu tả như sau "... Phía bên kia sông Hương, có cầu Clémenceau bắc qua, là khu phố người Âu, với các khu nhà hành chính (dinh Khâm sứ, cơ quan công chính, Tòa thị chính), các trường tiểu học, trung học, bệnh viện, nhà thờ, đài tưởng niệm, đặc biệt là khách sạn Morin, trung tâm của cuộc sống quan chức thuộc địa, nơi tổ chức các cuộc gặp gỡ với nhiều nhân vật quan trọng và nổi tiếng. Trong sổ vàng khách sạn vẫn còn giữ bút tích và chữ ký của những nhân vật nổi tiếng thời đó như Thống chế Joffre, Thống chế Foch, nhà văn André Malraux, nhà Đông phương học Sylvain Lévi, Linh mục Léopold Cadière, Toàn quyền Pierre Pasquier, vua hài Charlie Chaplin, Quốc vương Lào Sisowath, học giả Louis Finot, nhà Khảo cổ học J.Y. Claeys, Toàn quyền Catroux, chính trị gia Paul Reynaud...

Photobucket

Nguyên khách sạn này được Henri Bogaert, một sĩ quan quân đội Pháp xuất ngũ ở lại Huế làm ăn, xây dựng trên năm 1901 trên đường Jules Ferry (nay là đường Lê Lợi). Năm 1904, ông Bogaert nhượng lại cho ông A. Guerin nên có tên là khách sạn A. Guerin. 

Photobucket

Khách sạn nhìn từ cầu Trường Tiền. Con đường phía trước là Légation (đường Hùng Vương ngày nay)

252_001

Bất chấp những thiệt hại mà công trình từng phải gánh chịu trong cơn bão năm Giáp Thìn (1904), anh em nhà Morin quyết định mua lại khách sạn của ông A. Guerin năm 1907.


Photobucket

Ngã tư đường Légation (Hùng Vương) và Jules Ferry (Lê Lợi)

Photobucket

Khách sạn mang tên anh em nhà Morin (Morin Frerés)

Photobucket

Khách sạn Morin nhìn từ công viên dưới chân cầu Trường Tiền. Năm 1938.

Photobucket

Diện mạo khách sạn thời kì này thay đổi chút ít so với đầu thế kỉ: Các khung cửa hình vòm được thay thế bằng khung cửa hình chữ nhật. Giữa ngã tư có một bùng binh

 photo Copyof10327148316_ddccb05feb_o_zpsf9605de1.jpg

Đoàn lễ Nam Giao ngang qua khách sạn ngày 13/4/1939

Ngay từ thời kì thuộc sở hữu của A. Guerrin, khách sạn không chỉ khai thác khách lưu trú, mà còn có hệ thống cửa hàng bán buôn các loại hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, chính anh em nhà Morin mới là người tạo ra bước đột phá trong việc cung cấp các dịch vụ này bằng một khẩu hiệu hết sức ấn tượng "Người ta có thể được sinh ra trong một chiếc nôi của Morin và chết trong một chiếc quan tài của Morin". (On peut naître dans un berceau Morin et mourir dans un cercueil Morin). Khu vực khách sạn có siêu thị với các mặt hàng thực phẩm, vải vóc, rượu, mỹ phẩm..., có rạp chiếu phim với xuất chiếu 2 lần một tuần, có văn phòng du lịch, xưởng làm kem, nhà xưởng ô tô...

067_001

Khách sạn Morin

Photobucket

Phòng chiếu phim tại khách sạn Morin

Photobucket

Dân chúng tụ tập trước áp phích của đoàn xiếc

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945) khách sạn Morin được quân Pháp sử dụng làm nơi đóng quân. Nhiều đợt tấn công, bao vây khách sạn Morin đã diễn ra trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (12.1946 – 1.1947). Từ năm 1954, người Pháp rút về theo hiệp định Geneve , Hãng Morin chuyển nhượng toàn bộ Khách sạn cho Ông Nguyễn Văn Yến, một doanh nhân người việt thời bấy giờ. Năm 1956, Viện Đại học Huế được thành lập, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cơ sở này sử dụng làm trường Đại học Văn Khoa và Đại học Khoa Học. Tết mậu thân 1968, Khách sạn Morin cũng là nơi diễn ra trận chiến ác liệt giữa quân đội Mỹ và Quân đội NDVN. Sau ngày 30/04/1975, khách sạn Morin vẫn tiếp tục là cơ sở đào tạo của trường Đại học Tổng hợp Huế.

Năm 1994 Công ty liên doanh Sài Gòn Tourist – Morin Huế ra đời, khách sạn Morin sau các lần nâng cấp trở thành khách sạn 4 sao với những nét kiến trúc Pháp đầu thế kỉ XX.