Tháng 5-1890, Pháp xây dựng đoạn đường sắt Bắc Giang - Lạng Sơn. Đến tháng 12-1894 công trình được hoàn thành. Năm 1896, Pháp cho kéo dài tuyến đường, phía Bắc tới biên giới Việt Trung, phía Nam tới Gia Lâm. Ngày 1-11-1900, đoạn Gia Lâm - Bắc Giang (dài 40km) và Lạng Sơn - Đồng Đăng (dài 19km) được đưa vào sử dụng. Khi cầu Long Biên được hoàn thành, ngày 8-4-1902 đoạn Hà Nội - Đồng Đăng (dài 163km) được khai thác. Đến ngày 1-1-1908, tuyến đường trên được nối dài thêm 4km tới biên giới Việt - Trung. Hình ảnh các nhà ga trên tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng với kilomet số 0 là ga Hàng Cỏ.
Ga Long Biên, tên cũ là ga Đầu Cầu, nằm ở khúc đường sắt vừa ra khỏi cầu Long Biên vài chục mét. Thực tế đây là trạm dừng tầu để đón, trả khách tại khu vực phố cổ Hà Nội. Ga không có đường ray phụ mà nằm ngay trên đường sắt chính nối cầu Long Biên vào ga Hàng Cỏ, không có ke để người lên, xuống tầu êm thuận. Hình ảnh ga Đầu Cầu lúc mới chỉ có phần nền móng.
Toàn bộ kiến trúc ga Đầu Cầu được đặt trên đỉnh 131 vòm đá hộc. Do địa hình hẹp nên cửa ra vào ga Đầu Cầu dành cho hành
khách đi tầu rất độc đáo. Cửa chính dành cho hành khách có lý tương đối nặng quay
ra đường dẫn xuống cầu (từ phía Gia Lâm vào Hà Nội), còn cửa phụ là một cầu thang với 23 bậc được xây bằng đá xẻ dành cho hành khách có hành lý gọn nhẹ.
khách đi tầu rất độc đáo. Cửa chính dành cho hành khách có lý tương đối nặng quay
ra đường dẫn xuống cầu (từ phía Gia Lâm vào Hà Nội), còn cửa phụ là một cầu thang với 23 bậc được xây bằng đá xẻ dành cho hành khách có hành lý gọn nhẹ.
Ga Gia Lâm là đầu mối của 4 tuyến đường: Lào Cai, Thái Nguyên, Đồng Đăng, Hải Phòng.
Ảnh chụp phía ghi Bắc. Nhiều nhà ga trên tuyến có cùng kiểu kiến trúc.
Nhà máy xe lửa Gia Lâm, xây dựng năm 1900 phía sau ga, là nhà máy được đầu tư tốt nhất ở Châu Á bấy giờ. Có hai đường ray nối các phân xưởng với khu nhà ga, hai ngôi nhà gác lợp ngói dành cho kỹ sư và đốc công người Pháp.
Ga Yên Viên (km 11, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội)
Ga Yên Viên được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 3-1903 khi đoạn Gia Lâm - Yên Viên được đưa vào khai thác cùng với
đoạn Hà Nội - Việt Trì. Ga Yên Viên xưa được xây dựng trên đất thuộc tổng Yên Viên, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ga Yên Viên trong trận lụt tháng 8 năm 1904
đoạn Hà Nội - Việt Trì. Ga Yên Viên xưa được xây dựng trên đất thuộc tổng Yên Viên, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ga Yên Viên trong trận lụt tháng 8 năm 1904
Sân ga Bắc Ninh chụp từ phía ghi Bắc. Không r
õ thời này rượu làng Vân có theo các chuyến tầu tỏa đi các vùng miền Bắc.
õ thời này rượu làng Vân có theo các chuyến tầu tỏa đi các vùng miền Bắc.
Rất khó phân biệt các nhà ga trên tuyến nếu không có biển tên ga
Ga Thi Cầu (km 34, phường Thị Cầu, Bắc Ninh)
Ga Thị Cầu nhìn từ ghi tầu
Xung quanh đầu mối giao thông này là các căn cứ của quân đội Pháp
Khối nhà chính gắn biển tên ga, đồng hồ. Có cân bàn để cân hành hóa. Trên tầng hai hình như có phòng ở cho nhân viên với những chậu cây cảnh trên bậu cửa
Ga Phủ Lạng Thương (km 49, thị xã Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang )
Chú thích trên ảnh ghi ga Phủ Lạng Thương, nhưng biển ga tuy mờ có thể đọc được chữ Thị Cầu
Ga thời gian về sau hiện đại hơn
Ga Phủ Lạng Thương (km 49, thị xã Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang )
Năm 1892, Chính quyền thực dân Pháp bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt rộng 0,6 met đầu tiên tại Đông Dương là tuyến Phủ Lạng Thương - Lạng sơn. Trong bưca ảnh toàn cảnh Phủ Lạng Thương khi chưa có cầu qua sông Thương, hình ảnh nhà ga hai tầng nổi bật trên không gian thị trấn.
Toàn cảnh Phủ Lạng Thương
Lối vào ga.
Ga Phủ Lạng Thương có từ rất sớm
Hướng đi Lạng Sơn
Ga Bắc Lệ (km 89, thôn Bắc Lệ - xã Tân Thành - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn)
Ga Bắc Lệ nằm trên tuyến đường sắt huyết mạch Hà Nội - Lạng Sơn, là một cầu nối quan trọng giúp Tân Thành giao thương hàng hoá với các vùng lân cận. Dòng lưu bút trên tấm bưu thiếp cho biết ảnh được chụp trước 1904, thời gian tuyến đường vẫn tiếp tục phát triển về phía biên giới, không khí trên ga cũng chứng tỏ điều này.
Địa bàn Hữu Lũng là căn cứ của nghĩa quân Yên Thế, chính trên đọa đường sắt Suối Ghềnh - Bắc Lệ, ngày, ngày 17 tháng 9 năm 1894 quân của Đề Thám đã phối hợp với công nhân công trường đường sắt Lạng Sơn bắt cóc Chesnay chủ bút tờ báo Avenir du Tonkin (Tương lai xứ Bắc Kỳ) kiêm thầu khoán công trường đường sắt và Logiou nhân viên. Qua trung gian của Giám Mục Velasco người Tây Ban Nha, Đề Thám thương lượng với Toàn quyền tạm thời Chavassieur các điều kiện đình chiến và trả tự do cho Logiou và Chesnay, dẫn đến cuộc hòa hoãn lần thứ nhất diễn ra vào tháng 10-1895. Kết quả là quân Pháp rút khỏi khu vực Yên Thế, giao các tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng cho nghĩa quân kiểm soát. Đề Thám được toàn quyền thu thuế và sử dụng tiền thuế thu được ở 4 tổng đó trong thời hạn 3 năm liền.
Ga Lạng Sơn (km 149, đường Lê Lợi - thành phố Lạng Sơn)
Đường sắt Lạng Sơn trong trận lụt tháng 8/1904
Ga Lạng Sơn cùng dáng dấp với các nhà ga trên tuyến, phần mái giống Ga Bắc Lệ để phù hợp với điều kiện khí hậu vùng núi.
Tầu hàng qua một cầu cạn
Ga Đồng Đăng (km 163, thị trấn Đồng Đăng - huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn)
Hướng chụp từ phía ngoài ga
Một trại lính quy mô lớn án ngữ trên quả đồi đối diện có thể theo dõi mọi biến động trong khu vực
0 Nhận xét