Đồng Văn là một huyện của tỉnh Hà Giang, đồng thời cũng là huyện cực Bắc của Việt Nam. Giữa cao nguyên đá mênh mông thị trán Đồng Văn hiện ra thanh bình và lãng mạn. Nơi đây có một quần thể kiến trúc phố và chợ cổ đã hơn trăm năm tuổi nằm ở trung tâm thị trấn, lọt thỏm giữa bốn bề vách núi sừng sững như tấm bình phong khổng lồ che mưa chắn bão.
Huyện lỵ Hà Giang trước đây là thị trấn Phó Bảng, nay chuyển về khu phố cổ thị trấn Đồng Văn. Đây cũng là một trong những trọng điểm của các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979 và cả trong những năm 1984-1986.
Chú thích ghi đồn Pháp ở Đồng Văn, tuy nhiên quanh cảnh trong ảnh hoàn toàn không giống thực địa. Bằng chứng thuyết phục cho phủ nhận này là thị trấn Đồng Văn không hề có dòng sông nào chảy qua, nhưng trong ảnh ta thấy một dòng sông khá rộng với hai cây cầu: một làm bằng mây tre ở phía thượng du, cầu thứ hai với 5 mố xây đang được người Pháp hoàn thiện.
Thị trấn Đồng Văn xưa
Ảnh chụp năm 1904
Toàn cảnh đồn Đồng Văn
Thời kì mới hình thành. Phố cổ khi đó mới lác đác vài ngôi nhà.
Người Mán Cốc xuống chợ
Ảnh chụp năm 1904
Toàn cảnh đồn Đồng Văn
Thời kì mới hình thành. Phố cổ khi đó mới lác đác vài ngôi nhà.
Chợ Đồng Văn nằm ở trung tâm thị trấn. Hai con đường chính chạy vòng quanh chợ. Dãy nhà nép mình dưới chân núi còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Người Mán Cốc xuống chợ
Đồn Đồng Văn. Viên đại úy Pháp, một viên quan và người dân Tin Phong
Lũng Cú, điểm cực Bắc lãnh thổ Việt Nam. Những cánh đồng trồng anh túc, nguyên liệu sản xuất thuốc phiện
Tại đây có đồn Sing Co
Con gái dân tộc Pou Péo, bản Lô Lô Chảy, Lũng Cú
Xây dựng nhà sĩ quan
Đại đội 7, trung đoàn 3 bộ binh Bắc Kì
Đơn vị số 3, đại đội 7, trung đoàn 3 bộ binh Bắc Kì
Đơn vị số 2, đại đội 7, trung đoàn 3 bộ binh Bắc Kì
Viên trung úy đại đội 7, trung đoàn 3 bộ binh Bắc Kì
Các hạ sĩ quan người Việt của đại đội 7, trung đoàn 3 bộ binh Bắc Kì
Các thân binh người Mèo ở đồn Đồng Văn
Những người dân Đồng Văn
Một phụ nữ người Thổ
PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN
( Ảnh trên Google Map)
Năm 1887, người Pháp cai trị Hà Giang và lập ra 4 khu vực tại Đồng Văn,giao cho các thổ ty người địa phương cai quản. Thời điểm đó cũng là lúc Phố cổ Đồng Văn ra đời, mang phong cách kiến trúc cổ Việt Nam - Trung Quốc rất độc đáo. Thời gian đầu cư dân ở khu phố này chủ yếu là người Tày và người Hoa. Đến thập niên 40- 50 của thế kỷ trước có thêm người Kinh, người Dao, Giấy, Lô Lô,... chuyển đến cư ngụ.
Con phố cổ kính có hình vòng cung kéo dài gần cây số tít về phía chân núi. Phía trước là Cafe Phố Cổ, bên phải là chợ cổ Đồng Văn
Nhìn lại con đường phía sau
Chợ cổ Đồng Văn gồm 3 khối nhà hình xây bằng đá vào thời người Pháp chiếm đóng.
Từ trong chợ nhìn ra. Ảnh chụp thời gian về sau, khi người ta quyết định chuyển địa điểm họp chợ sang nơi mới. Chợ cổ chỉ còn cái xác không hồn
Toàn cảnh con đường nhìn từ Cafe Phố Cổ
Cafe Phố Cổ, một địa điểm nổi tiếng của thị xã
Những ngôi nhà cổ với màu xám đen của ngói âm dương dãi dầu sương gió. Đèn lồng đỏ được phát miễn phí treo trước nhà
Đối chiếu với những bức ảnh cũ sẽ thấy ngôi nhà này được xây dựng muộn hơn các nhà cùng dãy. Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp thể hiện trên hàng cột, vòm cửa, và ống khói lò sưởi.
Toàn cảnh hai con đường chạy quanh chợ
Mưa rét. Mái ngói xám khu chợ càng làm tăng chất cổ kính của con phố
Con phố cổ bị biến dạng bởi những phần cơi nới mưu sinh thời hiện đại
Nham nhở
Bao giờ cho đến ngày xưa?
Mưa rét. Mái ngói xám khu chợ càng làm tăng chất cổ kính của con phố
Con phố cổ bị biến dạng bởi những phần cơi nới mưu sinh thời hiện đại
Nham nhở
Bao giờ cho đến ngày xưa?
Chính quyền kêu gọi dân "giữ cổ, có của" và dùng biện pháp cưỡng chế để bóc đi những miếng táp nham nhở
0 Nhận xét