Triển lãm thuộc địa Marseille 1906 (2)


(tiếp theo)

13.1

Quay trở lại với những hình ảnh về kiến trúc tiêu biểu của Đông Dương tại triển lãm.

2053

Vây quanh những cây cầu, phía trái Cung Đông Dương là Cung triển lãm Campuchia mô phỏng đền Angkor, Nhà hát Đông Dương và gian triển lãm Kouang Tcheou Wan

86

Khu triển lãm của Campuchia thu hút người viếng thăm bởi những bức tranh vẽ các vũ công của đoàn vũ cung đình Khmer, do điêu khắc gia danh tiếng Auguste Rodin thực hiện

616_001

Tháp Angkor

67.4

Những chú voi con xứ Campuchia

12.2

Phía sau Cung Campuchia là khu triển lãm của Lào khá khiêm tốn

8.2

Cận cảnh gian triển lãm của Lào

6b

Tiếp đến là Nhà hát Đông Dương

32.1

Nhóm diễn viên

659_001

Trang phục của diễn viên cho thấy sự lầm lẫn của chú thích trên ảnh

786_001

Ta có thể gặp họ trong bức ảnh chụp chung cả nhóm

246_001

Các diễn viên tuồng trên sân khấu

938_001

Cảnh xử án một người vợ không chung thủy dưới địa ngục

119

Sự độc đáo của sân khấu kịch Đông Dương thu hút công chúng Pháp

68.2


Gian triển lãm của Quảng Châu Loan  (Kouang Tcheou Wan), một vùng đất ở miền nam Trung Hoa, ven bờ đông bán đảo Lôi Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông. Khu vực này từ năm 1898 là nhượng địa tô giới của Pháp ký với nhà Thanh.Về mặt cai trị Quảng Châu Loan trực thuộc thống sứ Bắc Kỳ nhưng hưởng quy chế riêng chứ không sát nhập vào Bắc Kỳ

28

Nhìn từ Cung Đông Dương gian triển lãm Quảng Châu Loan càng thêm khiêm tốn

5

Bên phải Cung Đông Dương là các đường phố với các công trình kiến trúc đặc sắc của Việt Nam

59.2

Toàn cảnh khu phố Việt nhìn từ quảng trường Cung Đông Dương

20.2


Hướng chụp ngược lại. Dãy nhà bên trái con đường mô phỏng theo kiến trúc Bắc, dãy bên phải theo kiến trúc Nam Bộ

3

Phố Bắc Kì

102

Gian hàng Bắc Bộ

16b

Không khí đậm chất Bắc khi bớt đi bóng dáng các ông Tây, bà đầm

9b

Gian triển lãm Nam Kì nằm đối diện ngay bên kia đường

65.2

Bên trong gian triển lãm Nam Kì

256_001

Đường phố nhìn từ sâu gian triển lãm Nam Kì

544_0051

Con đường rộng chạy vòng quanh ngôi nhà

110

Cận cảnh khối kiến trúc hai đầu hồi cuối nhà

5b.1

Góc chụp này thấy rõ gian triển lãm Bắc Kì đối diện bên kia đường và Nhà hát Đông Dương phía xa

10.2


Một vòng đi quanh gian triển lãm không chỉ giúp nhận thấy hai khối nhà đầu hồi có kiến trúc khác nhau hoàn toàn, mà còn giúp phát hiện ra một chi tiết thú vị dưới đây.

915_0501


Bộ ảnh các nhạc công Nam Bộ của Pierre Dieulefils, tuy chú thích địa danh là Sài Gòn, nhưng thực ra được chụp tại triển lãm thuộc địa Marseille 1906

361_001

Bộ ảnh được thực hiện bên ngoài ngôi nhà nghỉ của quan lại An Nam phía sau gian triển lãm Nam Kì.

530_001

Một số gương mặt diễn viên lặp lại trong các bức ảnh

329_001

Hoa khôi của đoàn nhạc công

763_001

Trong những bộ trang phục đẹp đẽ các diễn viên thể hiện một phong thái tự tin

649_00114

Hai nhạc công nhí cũng rất tự nhiên, đĩnh đạc

374_0101


Tại cuộc triển lãm hãng của Pierre Dieulefils giành được huy chương vàng cho bộ ảnh Đông Dương, ông tranh thủ ghi lại các hình ảnh trên và phát hành chúng ở Việt Nam sau này

21.1


Bức hình chụp gian triển lãm lâm sản Đông Dương. Ngôi nhà của quan lại An Nam và bức tường với những ô cửa sổ ở bìa phải bức ảnh giúp xác định chính xác vị trí Dieulefils thực hiện bộ ảnh trên. 

16.1

Ngôi nhà của quan lại An Nam phía sau gian triển lãm Nam Kì.

2515

Kiến trúc đặc trưng Nam Bộ

97

Mấy ông Tây chạy đôn chạy đáo ngó nghiêng này mà sang xứ thuộc địa chắc hách dịch lắm

6.2


Ở góc chụp trực diện ngôi nhà che khuất hoàn toàn gian triển lãm Nam Kì, nhưng vẫn thấy gian triển lãm Bắc Kì ở phía đối diện

671_0601

Gặp lại những gương mặt quen thuộc của đoàn nhạc công Nam Bộ

532_001

847_00561

(còn nữa)



Đăng nhận xét

0 Nhận xét