Quảng Châu Loan (chữ Hán: 廣州灣; tiếng Pháp: Kouang-Tchéou-Wan hay Kouang-Tchéou-Ouan) là một vùng đất ở miền nam Trung Hoa, ven bờ đông bán đảo Lôi Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông. Vùng đất rộng 1300 km2 là thuộc địa của Pháp từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1898. Đây là một phần trong nỗ lực thực dân hóa Trung Hoa do các cường quốc phương Tây tiến hành thời kì cuối nhà Thanh. Từ tháng Giêng năm 1900, theo thỏa thuận ngày 16 tháng 11 năm 1899, việc chiếm đóng của Pháp chuyển thành việc thuê lãnh thổ với thời hạn 99 năm, và vùng đất này trở thành tô giới Quảng Châu Loan với trung tâm hành chính có tên là Fort Bayard.
Với việc chiếm giữ vùng lãnh thổ này, Pháp tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình từ Đông Dương lên vùng tây nam Trung Quốc (Vân Nam, Tứ Xuyên và Quảng Đông). Pháp muốn trở thành đối trọng với ảnh hưởng của Anh (Hồng Kông) và Bồ Đào Nha (Macau) tại miền nam Trung Quốc. Vùng lãnh thổ này không có sự tăng trưởng dân số nhanh chóng như các khu vực khác trong vùng duyên hải Trung Quốc, số dân chỉ tăng từ 189.000 năm 1911 lên 209.000 vào năm 1935.
Pháp sử dụng khu vực này để vận chuyển khoáng sản khai thác từ những khu vực đặc quyền của họ, mở rộng mạng lưới đường sắt Hà Nội - Côn Minh đến Vân Nam và phần còn lại của Trung Quốc. Ban đầu Pháp muốn xây dựng Quảng Châu Loan thành một thương cảng, cạnh tranh với Hồng Kông dưới sự cai trị của người Anh. Nhưng đến năm 1920, họ nhận ra sự thất bại của dự án, khu vực này phát triển rất chậm do cản trở bởi sự nghèo đói của vùng đất bao quanh. Hơn nữa sự hiện diện của Pháp chỉ mang tính tương đối, vì phần đông các nhà đầu tư tập trung sự chú ý của họ vào Đông Dương. Hơn nữa, từ năm 1911 tình hình Trung Quốc trở nên bất ổn. Năm 1925, Pháp lên kế hoạch biến tô giới này thành một quân cảng. Trước nguy cơ đe dọa từ đế quốc Nhật Bản đối với Trung Quốc, từ năm 1931, Pháp triển khai dự án biến vùng đất thuê thành quân cảng. Nhưng vì thiếu ngân sách do tập trung vào việc trang bị vũ khí chống Đức nên Pháp đã trì hoãn thời hạn của dự án. Kế hoạch này được Trung Quốc khởi động lại vào năm 1950, biến cảng Trạm Giang thành một quân cản lớn của Trung Quốc.
Người Pháp duy trì sự kiểm soát tại khu vực này cho tới tháng 2 năm 1943, khi Nhật Bản xâm chiếm khu vực này trong Thế chiến II. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, khu vực này lại trở về tay của người Pháp trong một thời gian ngắn (tới ngày 20 tháng 9 năm 1945), trước khi trước khi được tướng De Gaulle, khi đó là người đứng đầu nước Pháp, chính thức trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1946 theo hiệp ước ký kết ở Trùng Khánh ngày 28 Tháng Hai. Để bù lại việc Pháp trả các tô giới Quảng Châu Loan, Thượng Hải, Hán Khẩu, và Quảng Đông lại cho Trung Hoa, chính phủ của Tưởng Giới Thạch bằng lòng cho Quân đội Pháp tái chiếm Đông Dương, thay thế Quân đội Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16 để giải giới Quân đội Nhật Bản.
Khi là một trong sáu xứ trong Liên bang Đông Dương, về mặt cai trị Quảng Châu Loan trực thuộc thống sứ Bắc Kỳ nhưng hưởng quy chế riêng chứ không sát nhập vào Bắc Kỳ. Thuộc địa này cũng được gọi là Fort-Bayard, có Ủy viên (Commissaire) cai quản.
Fort Bayard ngày nay được đổi tên thành Trạm Giang.
Toàn cảnh Quảng Châu Loan nhìn từ biển. Nhà thờ và khu doanh trại lính Pháp nổi bật trên nền thành phố.
Quang cảnh Fort Bayard (tên ngày nay là Trạm Giang)
Một gia đình ngư dân
Trung tâm hành chính - thủ phủ Fort Bayard nhìn từ biển
Quang cảnh Fort Bayard (tên ngày nay là Trạm Giang)
Một gia đình ngư dân
Trung tâm hành chính - thủ phủ Fort Bayard nhìn từ biển
Quang cảnh khu phố người Hoa nhìn từ vũng biển
Khu phố mới với những ngôi nhà kiến trúc Pháp
Đường vào thành phố
Nhà thờ Thiên chúa giáo thấy ở bức ảnh đầu entry.
Nó được xây dựng năm 1902. Ghi chú bưu thiếp cho biết Quảng Châu Loan trực thuộc Bắc Kì (Tonkin)
Trại lính Pháp cách thờ không xa
Khu sĩ quan
Một dân cày trên cánh đồng gần doanh trại
Khu hạ sĩ quan
Doanh trại đại đội 12. Kiến trúc giống hệt những ngôi nhà trong thành Hà Nội.
Khu trạm xá
Alger - một con phố chính của thủ phủ Fort Bayard
Hình ảnh phố Alger đầu thế kỉ 20
Tháp Phúc
Chùa Loi Dung
Một góc chợ Fort Bayard
Cổng một con phố
Một đường phố khác
Đại lộ Thống chế Joffre
Doanh trại trên đại lộ Thống chế Joffre. Một lính tập đứng gác dưới lá cờ Pháp.
Trước một đồn lính bảo an ở Quảng Châu Loan
Lính Pháp và lính địa phương ở một đồn lính bảo an
Tù nhân người Hoa đeo gông làm việc
Dinh công sứở Fort Bayard
Văn phòng hành chính
Bưu điện
Nhà bưu điện
QUẬN MA-TCHE
Khu phố mới với những ngôi nhà kiến trúc Pháp
Đường vào thành phố
Nhà thờ Thiên chúa giáo thấy ở bức ảnh đầu entry.
Nó được xây dựng năm 1902. Ghi chú bưu thiếp cho biết Quảng Châu Loan trực thuộc Bắc Kì (Tonkin)
Trại lính Pháp cách thờ không xa
Khu sĩ quan
Một dân cày trên cánh đồng gần doanh trại
Khu hạ sĩ quan
Doanh trại đại đội 12. Kiến trúc giống hệt những ngôi nhà trong thành Hà Nội.
Khu trạm xá
Alger - một con phố chính của thủ phủ Fort Bayard
Hình ảnh phố Alger đầu thế kỉ 20
Tháp Phúc
Chùa Loi Dung
Một góc chợ Fort Bayard
Cổng một con phố
Một đường phố khác
Đại lộ Thống chế Joffre
Doanh trại trên đại lộ Thống chế Joffre. Một lính tập đứng gác dưới lá cờ Pháp.
Về mặt chức năng, lực lượng lính bảo an có nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh; canh gác công sở, trại giam, tuyến giao thông; áp tải tội phạm, áp tải hàng hóa của chính quyền; đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy...
Trước một đồn lính bảo an ở Quảng Châu Loan
Lính Pháp và lính địa phương ở một đồn lính bảo an
Tù nhân người Hoa đeo gông làm việc
Dinh công sứở Fort Bayard
Văn phòng hành chính
Bưu điện
Nhà bưu điện
QUẬN MA-TCHE
Bến thuyền ở Ma-Tche
Ma-Tche. Khu nhà hành chính
Dinh công sứ ở Ma-Tche
Những cậu bé Pháp bên đám bạn đồng môn trong trường Pháp - Trung ở Ma-Tche
Giới thiệu dụng cụ chế biến sữa ở Vườn thử nghiệm Ma-Tche
Thợ rèn và thợ đóng xe ở vườn Bách Thảo Ma-Tche
QUẬN TCHE KAM
Toàn cảnh Tche-Kam
Toàn cảnh
Một vùng đảo nhỏ và các cửa sông
Quang cảnh Tche-Kam
Dinh công sứ ở Tche-Kam
Dinh công sứ Tche-Kam thời kì muộn hơn
Nhà bưu điện
0 Nhận xét