216_1901

Cafe de la Rotonde ở địa chỉ số 2 Catinat. Bên phải bức ảnh là đường Đường Bạch Đằng với hai hàng cây ở một bên hè. Ảnh chụp cuối thế kỉ 19, lúc này việc chiếu sáng đường phố vẫn dùng loại đèn thắp dầu.

rueCatinat

Rất khó sắp xếp ba bức ảnh tiếp theo này vào dòng thời gian nếu căn cứ vào chiều cao của hàng cây bên trái đường Catinat vì ở những bức ảnh về sau sẽ thấy một hàng cây con thế chỗ. Tuy nhiên trong cả ba bức ảnh vẫn thấy hiện diện những cây đèn đường thắp dầu. Một chi tiết khác là trên phố chỉ thấy xe ngựa mà chưa xuất hiện xe tay.

076_002

Dãy đèn lồng treo trước Cafe de la Rotonde

002_001

Số 1 Catinat, vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa sau này sẽ là khách sạn Majestic. Ảnh được chụp cuối thế kỉ 19

033_0021

Đường Bạch Đằng với hai hàng cây nối dài. Khu trung tâm Sài Gòn đã sử dụng đèn điện chiếu sáng. Một hệ thống đèn chiếu sáng mới, cột và đường dây dẫn đã xuất hiện. 

076_002 (2)

Theo các tài liệu xe kéo xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1883 do Toàn Quyền Bonnal cho đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo này, trước đó nơi đây phương tiện di chuyển duy nhất là xe ngựa.

166_001

Hàng cây con mới trồng phía bên trái đường.

112_001

Dãy đèn lồng trước Cafe de la Rotonde được thay bằng đèn điện

708_001

Cận cảnh đầu đường Catinat

627_001

Trên lầu Cafe de la Rotonde là văn phòng của công ty tàu biển Chargeurs Reunis nơi năm 1911 thanh niên Nguyễn Tất Thành đến xin làm phu bếp tàu đi qua Pháp. Có thể thấy trên ban công lá cờ với những ngôi sao của hãng này.

3

487_001

706_001

990_001

Ít nhất 2 trong số 4 bức ảnh này được chụp cùng một thời điểm.

807_0021

Tấm bưu thiếp của nhà sản xuất Crespin, ông này có tiệm ảnh Photo Studio ở số 136 Catinat. Những chiếc xe đạp đầu tiên nhập từ Saint Etienne xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, có thể xác định thời điểm lúc này khoảng năm 1920, sau Thế Chiến thứ nhất.

732_001

 Cột điện bên trái đường được gia cố thêm chân đế bằng xi măng

458-535

Toàn cảnh góc đường Catinat và Quai de Belgique (Bạch Đằng). Ảnh của Ludovic Crespin

076_002 (11)

Lúc này Cafe de la Rotonde giờ mang biển Grand Hotel de la Rotonde. Thực ra trong các bức ảnh trước ta đều thấy chữ HOTEL ở hai bên của chính. Bên trái hình là hai tiệm đổi tiền của ba người Ấn: số 1 Catinat của ông Mougamadou Abdoullah (1909), ông Mougamadououssaine (1910) và số 1bis của ông Mougamade Abdoullah. Đường phố xuất hiện những chiếc xe khách treo biển quảng cáo cho hãng rượu AMER PICON

521-111

Xe tay chờ khách trước khách sạn.

184_0021

Hàng cây bên trái đường ngày nào mới trồng giờ đã vươn cao gần bằng hàng cây bên phải đường

400_001

Trên mặt tiền ngôi nhà số 1 Catinat có thể thấy biển hiệu Hôtel d’Annam” - Nam Việt khách lầu. Đây là khách sạn của ông Huỳnh Huệ Ký. Hình chụp vào khoảng giữa hay cuối thập niên 1920.

103_001

Đường phố sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng treo trên những thanh sắt uốn vòm

098_001

Trước tòa nhà một cái cây nhỏ được trồng thế vào chỗ cái cây bị biến mất 

8696274169_8b6a93cf03_o

Cafe de la Rotonde về đêm

033_001

Hình ảnh Hotel de la Rotonde trong bức bưu thiếp 110 hơi lạ so với bức121 bên dưới

609_001

Cây cột đèn sắt tán đinh rivê trong bức ảnh này còn tồn tại đến ngày nay

1929

Vào năm 1925 ngôi nhà số 1 Catinat bị phá bỏ để xây dựng khách sạn Majestic.

1

Khách sạn Majestic được xây dựng bởi một thương gia người Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ là Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa). Tuy đã qua đời từ năm 1901 nhưng hàng loạt các công trình lớn ở Sài Gòn như khách sạn Majestic, Bảo tàng mỹ thuật TPHCM, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Bệnh viên Từ Dũ... xây dựng vào thập niên 20-30 vẫn gắn với tên tuổi của một trong bốn tứ đại hào phú này cho dù không phải ông trực tiếp đứng ra xây dựng.

2

Khách sạn Majestic với 3 tầng lầu, 44 phòng ngủ do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Majestic là một kiến trúc duyên dáng và thanh lịch nhất, nhì Sài Gòn lúc bấy giờ

 3

1948: Sở Du lịch và Triển lãm Đông Dương mua toàn bộ tầng trệt và lầu 1 khách sạn và thuê 44 phòng trong thời hạn 30 năm .

4

Từ khi Majestic xuất hiện, tòa nhà bên kia đường không còn thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất bưu ảnh

7 (2)

Năm 1965 khách sạn được xây thêm 2 lầu nữa theo đồ án cải tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ 

 7 (5)

Phần lớn ảnh chụp Majestic là từ bến sông

13

Một trong những giá trị đặc biệt của Majestic là sở hữu những tầm nhìn ra sông Sài Gòn. 

9630465958_7b95e0961c_o

Không khí chiến tranh trước Majestic. Tòa nhà ở góc đường bên kia không thay đổi so với trước. 

15

Bến sông được cải tạo thành công viên

16

 Một bức ảnh hiếm có góc chụp giống những bức bưu thiếp cổ. Đường Catinat lúc mang tên Tự Do.

 U1837871

1975

 3880203

31545988

851-834