Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 đã chấm dứt trên danh nghĩa sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, người dân miền Bắc bắt đầu thực hiện nỗ lực xây dựng lại đất nước sau những đợt ném bom rải thảm của quân đội Mỹ bằng pháo đài bay B52 vào cuối năm 1972…
Có mặt tại miền bắc Việt Nam trong tháng 3/1973, nhiếp ảnh gia Werner Schulze đã ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về công cuộc tái dựng miền Bắc. Xuyên suốt các bức ảnh của ông, người xem có thể cảm nhận được tinh thần lạc quan và hi vọng tràn đầy của quân và dân miền Bắc qua những nụ cười rạng rỡ.
Những đứa trẻ tại một trường học ở Nghi Tàm (Hà Nội) tỏ ra rất phấn khích khi được một "ông Tây" chụp ảnh.Nụ cười tươi rói của một chàng trai trẻ đang thực hiện công việc sửa chữa cầu Long Biên, bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Cây cầu này đã bị hư hại nặng nề sau nhiều đợt không kích của không quân Mỹ.
Một người lính bế đứa con gái nhỏ. Anh được giao nhiệm vụ sửa chữa đoạn đường Quốc lộ 1 tại địa phận Hà Nội.
Một thanh niên xung phong làm nhiệm vụ xây cầu tạm bên một bờ sông ở Đồng Hới, cách vĩ tuyến 17 – ranh giới phân chia miền Nam và miền Bắc Việt Nam không xa.
Các học sinh ở miền Bắc Việt Nam đều đeo khăn quàng đỏ.
Một học sinh nữ trên sân trường.
Những người lính Bắc Việt đang ghép một chiếc cầu phao gần vĩ tuyến 17. Những người dân dắt xe đạp qua phà ở phía Đông Nam Đồng Hới.
Cũng là một nụ cười trên đất Bắc Việt, nhưng là của một lính Mỹ. Anh là một trong 116 phi công và nhân viên quân sự Mỹ bị bắt sống tại miền Bắc, được trao trả cho Mỹ theo thỏa thuận 12/2/1973.Các bé gái đang chuẩn bị một bữa ăn trưa đạm bạc bên những gian nhà tạm ở phố Khâm Thiên, dãy phố đã bị không quân mỹ san phẳng vào cuối năm 1972.
Người phụ nữ trẻ và những đứa con trong một căn nhà hiếm hoi không bị phá hủy trong đợt ném bom của Mỹ trên phố Khâm Thiên.
NGUỒN: REDS
0 Nhận xét