Khách sạn Caravelle ngày nay tọa lạc trên vị trí của Cafe de la Terrase, còn tòa nhà Opera View trên cửa hàng Noveautes Catinat. Những hình ảnh dưới đây nhìn lại những đổi thay trong hơn 100 năm qua ở góc đường này. Khá thú vị khi tham khảo các bức ảnh chụp vị trí đối xứng với các bức ảnh trong entry này, theo đó ta có thể xác định thời gian của ảnh.
Nhà hát lớn và tòa nhà mà ngày nay là khách sạn Caravelle tọa lạc. Ngôi nhà phía bên trong đang trong quá trình xây dựng. Ảnh chụp đầu thế kỉ 20. (Tham khảo ảnh 1432 chụp KS Continental ở vị trí đối xứng)
Nhìn từ ban công một phòng trên lầu của khách sạn Continental. Quán Grand Café de la Terrace, trên lầu là khách sạn của ông Bénard ở địa chỉ 130 Catinat (Đồng Khởi), góc đường Catinat và quảng trường Francis Garnier (Quảng trường nhà hát lớn).
Dòng lưu bút của người sử dụng 1906. Cạnh khách sạn và quán Café de la Terrace nổi tiếng, ở số 128 Catinat là tiệm tạp hóa của bà Wirth, bà này đồng thời là một nhà sản xuất bưu ảnh có tiếng ở Sài Gòn.
Nhật ấn bưu điện năm 1907. Ở số 159bis, góc đường Catinat và đại lộ Bonnard (Lê Lợi), nơi ngày nay là tòa nhà Opera View, là công ty Coloniale Exportation. Số 157 là khách sạn Hôtel de France (1905-1906), sau trở thành tiệm đổi tiền của người Ấn (1907-1912), sau này là nhà in Imprimerie Librairie de l’Union.
Góc đường này có tiệm đổi tiền của ông N. Labigang, ta có thể nhận ra một người Ấn trong bức ảnh
Khách sạn và quán Cafe de la Terasse nhìn từ tượng Francis Garnier. (Tham khảo ảnh 18 chụp vị trí đối xứng)
Góc trái hình là quán cafe hàng hiên như tên gọi của nó. Đường Catinat hướng về phía bến sông. Bên phải hình, đằng sau hai người Pháp và gần xe kéo, thời điểm này là khách sạn Grand Hôtel de France do bà Dabène làm chủ.
Cạnh ngôi nhà đầu phố, ở số 157bis là một tiệm bánh ngọt (patisserie) của ông Marius Rousseng. Chú ý tới các cây đèn đường thời kì này để nhận ra những thay đổi về sau.
Nhà hát lớn nhìn từ tiệm bánh
Trên ngôi nhà 159bis đầu phố có thể thấy rõ biển hiệu Coloniale Exportation
Đường phố xuất hiện loại đèn chiếu sáng mới treo giữa đường trên thanh sắt uốn vòm. (Tham khảo ảnh 84 chụp góc đối xứng bên kia quảng trường)
Toàn cảnh quảng trường Francis Garnier. Trước khách sạn Grand Cafe de la Terrasse xuất hiện cây cột điện khá cao của hệ thống tầu điện nội đô.
Năm 1923 Sài Gòn khai thác tuyến xe điện đầu tiên. Trước đó, từ năm 1881, người sài Gòn đã gọi các tramways là tàu điện dù thực chất đó là tàu hỏa chạy bằng dầu và than. (Tham khảo ảnh cùng seri vị trí tác giả đứng chụp bức ảnh này)
Crop bản ảnh trước. Grand Cafe de la Terrase giờ là L'information d'Extreme-Orient . Trong khuôn viên khu vườn cánh phải nhà hát xuất hiện một bốt cảnh sát, chỗ đó sau này hình thành một bến xích lô máy.
Hệ thống đường dây tầu điện. (Tham khảo ảnh 27 chụp đoạn phố đối xứng)
Coloniale Exportation ở góc đường Catinat và đại lộ Bonnard bây giờ là cửa hàng Noveautes Catinat. Không chỉ những khung cửa ở tầng trệt được sửa lại để phù hợp cho việc trưng bầy hàng hóa, mà các ô của sổ tầng hai cũng thay đổi hình dáng. (Tham khảo ảnh 124 chụp hiệu thuốc Solirene ở vị trí đối xứng bên kia quảng trường nhà hát)
Số thứ tự trong bộ ảnh cho biết bức này chụp thời điểm muộn hơn bức trước. Ngôi nhà bên trái Cafe de la Terrasse treo biển hiêu Boy Laundry (Tham khảo ảnh 132 chụp KS Continental ở vị trí đối xứng)
Độ rõ nét của ảnh cho cảm giác sai về thời gian. Boy Laundry lúc này đã sửa chữa lại trông hiện đại hơn với những khuôn cửa hình chữ nhật.
Cơ ngơi của ông chủ Cafe de la Terrease giờ tách riêng thành 2 phần: phía bên trong là Hotel de Theatre.
Ở góc đường bên kía cửa hàng Noveautes Catinat bổ sung thêm biển hiệu công ty Lucien Berthet. Nhãn hàng J*B quảng cáo khắp nơi.
Những sự kiện như thế này Graham Greene miêu tả trong Người Mỹ trầm lặng xuất bản năm 1955
Phần ngoài của số 130 Catinat giờ là hiệu sách Tous les Livres.
Cạnh Noveautes Catinat là hãng Alfa Film
Tượng Francis Garnier đã bị dẹp bỏ từ lâu, nhưng tên ông ta vẫn gắn với quảng trường này
Năm 1957 trên khu đất trước đây là Cafe de la Terrase khởi công xây dựng khách sạn Caravelle bởi các nhà đầu tư lớn của Air France và chính phủ Úc. Khách sạn chính thức khai trương vào đêm giáng sinh 1959.
Caravelle đã trải qua những thăng trầm và biến cố của Sài Gòn. Nó đã từng bị biệt động Sài Gòn đánh bom vào năm 1964.
Caravelle đặt theo tên một loại máy bay của hãng hàng không Air France, hãng này có văn phòng ở tầng trệt của khách sạn.
Caravelle đã trải qua những thăng trầm và biến cố của Sài Gòn. Nó đã từng bị biệt động Sài Gòn đánh bom vào năm 1964.
0 Nhận xét