Continental là khách sạn có lịch sử lâu dài và nổi tiếng nhất Sài Gòn. Khách sạn tọa lạc trên đường Đồng Khởi, một con đường cổ nhất tại trung tâm Sài Gòn chạy từ bờ sông Sài Gòn đến Nhà thờ Đức Bà. Ban đầu con đường được này đặt tên theo cách đánh số - Đường số 6, đến năm 1865 đổi tên thành Catinat. Đây là con đường sầm uất và đông người Pháp cư ngụ. Khách sạn Continental được ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gia dụng, khởi công xây dựng năm 1878 và hoàn thành sau 2 năm. Cùng quãng thời gian này có các công trình khác như Nhà thờ Đức Bà  (xây dựng 1877 - 1880), Bưu điện thành phố (1886 - 1891),  Nhà hát lớn (1898 – 1900), Tòa thị chính (1898 – 1909).

103_351


Năm 1911, công tước Ferdinand de Monpensier đã mua lại khách sạn này khi ông trú ngụ tại đây trong chuyến đi vượt rừng đường xa từ Sài Gòn đến Angkor. Monpensier đã mang xe hơi vào Sài Gòn, có thể nói là một trong những chiếc đầu tiên ở Việt Nam, để chạy chuyến đi này. Xe hơi của Monpensier khởi hành từ khách sạn Continental năm 1908 lên đường đi Angkor, một chuyến đi cam go, đầy gian nan vi đường xá lúc đó chưa được làm cho xe hơi chạy. Ông ở lại Việt Nam một thời gian, và lúc trên đường du ngoạn khi qua Phan Thiết, ông hoàng Monpensier đã mua và xây một biệt thự trên ngọn đồi nhìn ra biển và thành phố Phan Thiết. “Lầu ông hoàng” này có máy diesel sản xuất điện riêng nên ban đêm rất sáng vì thời đó chưa có điện nhiều ở vùng xa.

Năm 1930, công tước de Monpensier bán lại khách sạn cho ông Mathieu Francini. Ông Francini, một người Pháp gốc Corse là một thương gia giao thiệp rộng. Sau khi đến Sài Gòn, ông lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam, con một điền chủ giàu ở Nam Kỳ. Vì ông là người Corse và có nhiều bạn bè đồng hương ở Saigon nên nhiều người đồn rằng ông có liên hệ với giới giang hồ xã hội đen ở Marseille, Corse và Sài Gòn. Tuy nhiên điều này không được kiểm chứng. Ông Francini quản lý khách sạn đến năm 1964 rồi trao lại cho người con Phillip Francini tiếp tục cho đến 1975. Trong các thập niên 1930-1950, nhà hàng và quán café ở khách sạn Continental là nơi tụ tập của các người gốc Corse gợi nhớ lại quê hương của họ.

Những năm 1960 và 1970, chính quyền quy định biển hiệu của các cơ sở thương mại phải sử dụng tiếng Việt nên khách sạn Continental chuyển tên thành Đại Lục Lữ Quán.

Khách sạn Continental đã tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (giải Nobel văn chương 1913), văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene (tác giả Người Mỹ trầm lặng). Thời kì Chiến tranh Việt Nam, khách sạn là nơi tụ họp của các ký giả, nhà báo, chánh khách, và thương gia ngoại quốc hoạt động tại Sài Gòn.


Continental 1

Bức ảnh chụp khách sạn Continental thời kì đầu. Lúc này khách sạn mới là một khối nhà ba tầng quay ra đường Catinat. Trên tường tầng ba ta có thể đọc được biển hiệu Grand Hotel Continental. Cây trên đoạn đường còn thấp cho thấy rõ hai tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà phía xa. Ở phía đối diện, ở góc đường Bonnard (lê Lợi) và Catinat (Đồng Khởi) là Cafe de la Musique với hàng cây con mới trồng.

Continental 2

Dòng lưu bút của người sử dụng cho biết bức ảnh này được chụp trước năm 1906. Khách sạn đã có thêm khối nhà bốn tầng quay ra phía Quảng trường nhà hát. Hàng cây phía trước Cafe de la Musique đã cao hơn một chút

889_001

Cafe de la Musique ở số 171 Catinat, góc Catinat và đại lộ Bonnard của ông bà Pancrazi  (trong thập niên 1900), sau này là Pharmacie Solirène và Café Givral. Kế bên tiệm Cafe này có lẽ là một tiệm may vì thấy mấy chữ  COMPL... trên biển hiệu.

Continental 3

 Những chiếc xe thổ mộ trên Quảng trường nhà hát

076_002 (1)

Ngoài dòng chữ GRAND HOTEL CONTINENTAL trên hàng lan can lầu ba, ở lầu hai, bên dưới cửa sổ căn phòng đầu tiên có thêm một biển hiệu nhỏ.

704_001

Tầng dưới của khách sạn, theo Niên giám Đông Dương từ năm 1907 đến 1910 là nhà sách của ông F.H Schneider. Ông là người sáng lập tờ “Lục Tỉnh Tân Văn” năm 1907 mà chủ bút là ông Trần Chánh Chiếu. Ông Schneider cũng đứng tên là chủ khách sạn và cơ sở Minh Tân ở số 4-6 đường Krantz. Năm 1911, ông dọn khỏi khách sạn Continental đến số 22 đường Kerlan, năm 1912 đến 15 đường Chasseloup-Laubat (1912) và cuối cùng năm 1914, 1915 ở số 2 đường Kerlan và số 7 Boulevard Norodom (trụ sở báo “Lục Tỉnh Tân Văn”, ra thứ 5 mỗi tuần). Sau khi Trần Chánh Chiếu bị bắt quản lý vào năm 1908, và giam năm 1917, “Lục Tỉnh Tân Văn” bị rút giấy phép và có lẽ ông Schneider cũng bị chút rắc rối với chính quyền. F.H Schneider là người sở hữu xưởng in và nhà xuất bản trên phố Paul Bert (Tràng Tiền) Hà Nội.

822-101

Cạnh Café de la Musique bây giờ là tiệm La civette. Theo niên giám Nam kỳ 1887 thì tiệm La Civette ở đường Catinat, do ông Ch. Montagne làm giám đốc, bán các mặt hàng cho người hút thuốc. Theo Antoine Brébion, người lập ra tiệm La Civette là ông A.William Fabre, một thương gia người Bordeaux đến Saigon năm 1884. Ở Saigon, lúc đầu ông lập ra kho bán thuốc lá, sau mở khách sạn Hôtel de l’ Europe ở Quai de Commerce (bến Bạch Đằng). Fabre cũng là người thành lập tờ báo L’Independant, đối lập với chính quyền thuộc địa. Fabre mất ở Saigon năm 1896.

917_001

Cạnh những chiếc ghế công viên đặt trên quảng trường nhà hát, ta thấy xuất hiện những cột Morris dành cho dán quảng cáo.

Copy of 1915 (1)

1915: Toàn cảnh

1915

Ghép bức ảnh này với bức dưới sẽ được một bức toàn cảnh trên.

1915

Biển hiệu khách sạn đổi thành CONTINENTAL PALACE HOTEL. Chi tiết này liên quan đến việc chuyển nhượng khách sạn cho công tước Ferdinand de Monpensier. Tầng trệt khách sạn không còn nhà sách của FH Schneider

Continental 6

Sau chiếc xe hơi của Công tước, trên đường phố Sài Gòn bắt đầu xuất hiện những chiếc xe hơi đầu tiên. Một chi tiết để đặt các bức ảnh trong dòng thời gian là từ đây không thấy chiếc cột đèn trồng trên hè khách sạn.

Continental 7

Ngoại trừ cây cối , không thấy có thay đổi trong bức ảnh này.

612_003 (1)

Quảng trường nhà hát nhìn từ góc phố bên này. Sự đa dạng của các phương tiện giao thông kéo theo sự thay đổi của hệ thống chiếu sáng. Ta bắt gặp trên tuyến phố những đèn đường treo trên những vòm sắt cuốn.

Continental 8

Trong bức ảnh toàn cảnh này ta thấy biển hiệu Pharmacie (hiệu thuốc) gắn trên ngôi nhà trước đó là Cafe de la Musique.

076_002 (8)

Đặc điểm chung trong ba bức hình tiếp theo này là dòng chữ HALL DU CONTINENTAL ENTREE DE L'HOTEL trên lớp rèm chống nắng

 Continental 12

Ngả chiều. Nắng gắt. Không thấy áo lụa Hà Đông cho Sài Gòn chợt mát.

123-123

Bức ảnh cổng chào đón thống chế Joffre sang thăm Sài Gòn tháng 12 năm 1921 giúp ta xác định được thời gian của những bức ảnh khác. Theo TS Nguyễn Đức Hiệp: Biểu ngữ trên lầu cao khách sạn là lời thống soái Joffre gởi chiến sĩ trong trận đánh mở màn thế chiến thứ nhất: "Une troupe qui ne pourra plus avancer devra, coûte que coûte, garder le terrain conquis, et se faire tuer sur place, plutôt que de reculer" (Đoàn quân khi không còn có thể tiến lên nữa, thì bất cứ giá nào phải giữ trận địa chiếm được, thà chết ngay ở chổ đó chứ không lùi.)

Continental 10

Hiệu thuốc tây Solirène thế chỗ Cafe de la Musique. Phía bên khách sạn Continental, do cây lên cao nên dòng biển hiệu nhỏ được hạ xuống mái tầng trệt. Thời gian này khoảng thập niên 1920, tầng trệt của khách sạn là nơi tụ tập của các nhân vật có tên tuổi ở Sài Gòn.

449-111

Năm 1923 Sài Gòn có tuyến tầu điện.

Continental 13

Một loạt cây phía trước khách sạn phía Quảng trường nhà hát bị chặt bỏ

Continental 11

Những người bán lông thú trên Quảng trường nhà hát.

536_237

Theo các tài liệu Pharmacie Principale Solirene là tiệm thuốc Tây đầu tiên, khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Thị trưởng SG (1870). Tuy nhiên các bức ảnh cuối thế kỉ 19 ở đầu entry này cho thấy vị trí này là Cafe de la Musique.

702_001

Cây xanh lên khác cao. Các cửa hiệu trong khu vực này được xây sửa lai, tuy nhiên hiệu thuốc Solirên vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Thời kì này cửa hàng này kinh doanh thêm kính thuốc (optique medicale)

Continental 20

Cận cảnh khách sạn Continental thời kì này

Continental 24

Bên cạnh hiệu thuôc Solirene đã xuất hiện ngôi nhà cao tầng

076_002 (9)

Năm 1929. Người chụp đứng ở vị trí trước khách sạn Caravelle ngày nay thu vào khuôn hình cả vệt đường tầu điện. Nhiều xe hơi đậu trước khách sạn Continental. Khuôn viên trước quảng trường nhà hát vẫn còn những cột Morris và những chiếc ghế gỗ.

823_001

Ngôi nhà cổ của hiệu thuốc kẹt giữa các công trình mới

1947

Năm 1947

Continental 26

Đường phố đầy ngoại kiều

528_001

Cao ốc Eden xuất hiện

Cotinental 30 (7)

Cotinental 30 (20)

Cotinental 30 (9)

Cotinental 30 (28)

Cotinental 30 (27)

945_001

Picture 668