Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất (8)


Les militaires indochinois en Europe (1914-1918)
Maurice RIVES

Lính Đông Dương với cuộc sống hiện đại.

Khi đến chính quốc, các lính tập khơi dậy sự tò mò vì những chiếc nón lá cọ, những hàm răng nhuộm đen và những đôi đũa họ sử dụng để ăn. Cho đến năm 1917, họ luôn được chào đón bằng sự vui vẻ và tình hữu ái thiết lập giữa họ và người dân chính quốc. Tài liệu lưu trữ chỉ ghi lại một sự cố duy nhất: tại Somme , những người lính tập tắm truồng tại bể giặt công cộng của một ngôi làng đã bị quân cảnh phạt vì lỗi sinh hoạt không đứng đắn. Sự kiện này được thuật lại trên tờ báo l'Opinion của Đông Dương.

Các sĩ quan và hạ sĩ quan người Âu của tiểu đoàn lính bộ binh thuộc địa, nếu chưa từng phục vụ ở Đông Dương, nhận xét rằng "rất khó để nhận biết đời sống tinh thần của người An Nam, những người sống rất khép kín và không cởi mở với cấp trên của họ". Tuy nhiên, một sĩ quan của tiểu đoàn 12 lính bộ binh thuộc địa lại tin rằng lính của ông là "những người can đảm và rất tận tâm", trong khi người khác thì nhận ra rằng những người lính tập của ông ta nói được ba ngôn ngữ: Quốc ngữ (le Cuôc Ngu), tiếng Nôm (le Nôm) và tiếng Hán (le Chinois) nhưng không nói được chút tiếng Pháp nào. Một số hạ sĩ quan đặt biệt danh cho những người có nguồn gốc từ Đông Dương là "người Aztec". Bộ chỉ huy làm mọi điều cần thiết để những người châu Á không gặp phải quá nhiều khó hăn trong việc làm quen với khí hậu. Họ nhận được quần áo ấm và các sản phẩm của đất nước họ như trầu, cau hạt, hạt tiêu; có hẳn một nhà máy nước mắm hoạt động tại Pháp. Tướng Claudel tự tay viết một bản chỉ dẫn cách nấu cơm cho người An Nam và năm 1917 cung cấp cho lính tiểu đoàn 21 lính bộ binh thuộc địa "cai quan" (loại quần dài) không cài cúc.


Marceille 3

Marceille 1

Marceille 2

Những người lính An Nam trên thành phố cảnh Marceille

350_001

Trong thời tiết giá lạnh châu Âu

070_001


Về lý thuyết, lính Đông Dương có thể được phép xuống tận các thành phố Narbonne và Perpignan và trong trường hợp bị thương hay đau ốm, họ sẽ được tiếp nhận vào một số bệnh viện như Marseille. Lính tập chịu sự giám sát chặt chẽ theo quy định 8 của Bộ chiến tranh, và từ ngày 1/1/1916 bưu điện có nghĩa vụ kiểm duyệt việc gọi người An Nam là "mandarins de la casserole” (táo quan?). Đặc biệt, những hình ảnh tục tĩu hoặc phóng đãng cũng như các bức ảnh người châu Á đánh giày do người Pháp gửi về gia đình mình cũng sẽ bị tịch thu.

Về phần mình, khi cập cảng Ma Sây (Marseille), những người lính tập thuộc địa quan sát thành phố và cư dân của nó với một sự sắc sảo. Sau này họ viết lại rằng người dân ở đây "rất khác với người Pháp ở Đông Dương, kể cả những ông lớn tốt bụng và những người dân lao động". Lính tập bị sốc khi thấy người già ăn xin và một trong số họ nói: "Với chúng tôi cảnh sát là những ông lớn, còn ở đây họ bị đối xử như những con chó". Họ nhận thấy những tòa nhà ở Paris to hơn "cai nha go da" (cửa hàng bách hóa Godard) ở Hà Nội. Máy móc nông nghiệp được so sánh với những ông thần tinh quái, nhiều trường học và bưu điện đều có cái "fi tạch tạch" (điện thoại) rất ngưỡng mộ. Cơ hội giao du, chuyện trò với người dân chính quốc được những người lính tập đánh giá cao.


739_001

Quân y viện lính An Nam số 67 tại trung tâm huấn luyện Saint Raphael

899_001

Quân y viện lính An Nam ở ngoại vi Frejus

490_001

Hình ảnh chụp ở Troyes trong chiến tranh 1914 -1917 tại một khu nhà kho của nhà máy Decesse ở Isoles. Trước cantine của những người phụ nữ Anh: Quán Giọt Cafe – Một nhóm lính An Nam trước lúc ra mặt trận.


Trước thực trạng đa dạng sắc tộc mà chiến tranh mang lại, người Đông Dương ghét người Trung Quốc mà đôi khi họ phải đi cùng hành trình. Giữa họ đã xảy ra những cuộc đụng độ trên tàu thủy và tại căn cứ Port Said. Lính Bắc Phi thì làm họ sợ bởi cách thức chiến đấu của đội quân này, trong khi đó họ dễ chấp nhận người Madagascar hơn. Tuy nhiên, người Senegal và Somalia không được đánh giá cao, và một vụ đụng độ với những lính đến trước ở căn cứ Pau vào năm 1918 đã kết thúc bằng 16 người chết cho cả hai bên. Quan hệ giữa người Bắc Bộ và Nam Bộ cũng không được thuận hòa, những người đến sau cáo buộc đám lính cũ đã giành hết những vị trí tốt nhất trong các tiểu đoàn.

Tiến trình chiến tranh là chủ đề của mọi cuộc chuyện trò và thư từ. Ý kiến chung là Pháp sẽ giành chiến thắng, nhưng với sự giúp đỡ của các dân tộc khác trong đó có người Đông Dương. Họ nói về diễn biến cuộc xung đột như thể họ là những nhân vật trong vở tuồng An Nam vậy. Một lá thư viết: "Chiến tranh diễn ra như trong truyện thần thoại của chúng ta với những người đàn ông bay trong không trung và những người khác thì lặn dưới nước". Một trung sĩ tiểu đoàn 6 lính bộ binh thuộc địa phát biểu một cách lạ lùng: "Ở chiến trường Verdun này, chúng tôi chơi trò chiến đấu". Từ vựng sử dụng để mô tả phương tiện chiến tranh là đẹp như tranh, các lính tập nói tới "Ba Lôn Tchô Tchich" (ballons saucisses - bóng thám không), bao bột 68 kg, xe "To Lo Bil " hoặc "Xe o to" (xe ô tô). Song le với các sự kiện xảy ra ở Đông Dương và đặc biệt là những sự kiện ở Thái Nguyên và Bình Liêu thì mức độ tổn thất lớn hơn nhiều so với trên chiến trường nước Pháp.


587_001

Aulnay-sous-Bois là một xã ngoại ô cách trung tâm Paris 14 km về phía Đông Bắc

790_01 (2)

Ngôi làng cổ kính thanh bình với trung tâm là hồ nước nơi người dân lùa gia súc đến uống nước và giặt giũ

790_01

Khá nhiều bức bưu ảnh chụp vị trí này

207_0011 
Một trong những tấm bưu thiếp ấy có sự hiện diện của những người lính An Nam

482_001

Họ đến đây giặt giũ, tranh thủ nghỉ ngơi

491_001

Lính An Nam tham gia xây dựng những ngôi nhà trong làng

Ferme de Savigny


Ban đầu được lính Pháp và nhân dân vùng hậu phương chào đón, nhưng từ mùa xuân năm 1917 những người lính Đông Dương trở thành đối tượng bị loại trừ và phải đối mặt với bầu không khí phản đối và thậm chí là thù ghét. Thực tế, bộ chỉ huy để phá vỡ những cuộc đình công đã kêu gọi các tiểu đoàn trừ bị tham gia làm nhiệm vụ này. Vì vậy các lính tập thuộc địa bị những công nhân gọi là ”tụi vàng” (đối thủ của cuộc đình công). Nghiêm trọng hơn, tiểu đoàn 18 lính tập thuộc địa đóng ở khu vực Paris đảm nhiệm việc canh giữ nhà tù Fresnes, sân bay Bourget và các nhà máy ở Ivry. Tiểu đoàn phải đối đầu với đám đông phụ nữ đình công đòi trả chồng con là binh sĩ trở về. Các đoàn giới đối lập nhau trong những cuộc biểu tình này, nhất là ở Saint-Ouen và đại lộ Bessières. Một lính gác người châu Á làm theo theo quân lệnh đã bắn một cô gái không chịu tuân lệnh dừng lại của anh ta.

Rất nhanh chóng trong hàng ngũ quân nhân lan truyền tin đồn dai dẳng và không có cơ sở kết tội những người lính Đông Dương đã bắn vào những người vợ binh lính Pháp và chắc chắn đó là hành động phạm pháp. Ngày 2/7/1917, tại lâu đài Bourbon, một vị bộ trưởng đã phải kêu gọi trước các nghị sĩ “những tay súng An Nam còn lại với người Senegal là sự bảo đảm chắc chắn cho việc duy trì trật tự trong các thành phố". Mọi cuộc thăm dò ý kiến về nguyên nhân của những vụ bạo loạn năm 1917 đều cho thấy "hành động chống lại dân thường của những người lính da vàng". Đặc biệt là trường hợp ở các đơn vị lính bộ binh số 17, 23, 129 và 133 nơi lính Pháp khẳng định ở Saint-Denis những người lính Đông Dương đã dùng súng chống lại những người vợ binh lính Pháp và lạm dụng họ.


7075_163

Những người lính gốc nông dân

626_001

Kỉ luật quân đội và tác phong châu Âu đem lại cho họ sự tự tin, oai vệ

528_001

Tư thế chụp hình này rất phổ biến 

24

Chiến đấu và dựng xây, trong bức hình này có thể thấy những người lính đội những loại mũ khác nhau, từ mũ sắt chiến trường đến mũ calot của lính thợ.  

583_001

Một đơn vị thuộc tiểu đoàn lính trừ bị

448_001


Do đó, những hành động trả đũa được thực hiện đối với những người gốc Đông Dương. Ở Douaumont họ bị những binh sĩ từ mặt trận trở về sỉ nhục và đánh đập. Một lính tập đã bị bắn ở Nixéville (Meuse). Tại Angouleme, đám đông bao vây nơi đóng quân của những người Đông Dương, còn ở Bergerac người dân thả chó ra đuổi họ. Ở các thành phố Bourges, Tarbes và Toulouse, dân chúng buộc tội họ chiếm mất chỗ làm khiến những lao động này phải đi chiến đấu. Trên thực tế, bất bình duy nhất có thể chấp nhận chống lại những người lính tập và lính thợ đồng hương của họ nằm ở mối quan hệ thân mật của họ với những người vợ và chị em gái binh lính Pháp. Một hạ sĩ quan Bắc Bộ cay đắng viết: "Chúng tôi không chỉ bảo vệ mà còn phục hồi dân số cho nước Pháp". Trong thực tế đã có 70 đứa trẻ lai Á ra đời năm 1918 tại Saint-Médard-en-Jalles. Những sự kiện như vậy chỉ có thể gây ra sự phẫn nộ của các binh sĩ Pháp lúc về nhà nghỉ phép. Sau này một triết gia Đông Dương đã viết: "Chẳng lấy gì làm lạ một người chừng ấy thanh tao, chừng ấy mực thước làm giám hộ cho thế giới lại ngu ngốc như thể không nhận ra người ta đang nói những điều vô nghĩa?”

Đăng nhận xét

0 Nhận xét